Nhìn tay bạn xem! Nếu có thì khả năng nhiễm của bạn chỉ là 1/6 so với người khác

10/04/2020 943

Đã có lời giải thích tại sao Việt Nam cúm nCoV khó lây và nếu lây khó bị nặng. Đó là chúng ta đã được tiêm phòng vaccine BCG từ bé, bạn có thể kiểm tra bên tay trái nếu có vết sẹo nhỏ là Ok đó. Đây là vaccine phòng lao có từ năm 1921, nhưng có tác dụng giúp cho phổi chống chọi với bệnh lao phổi và nay nó cũng giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn trong cúm nCoV. Điều rất ngạc nhiên là Châu Âu ít dùng loại vaccine này do "tiêm vào gây sẹo ở tay xấu lắm, không thích, tiêm loại khác xịn hơn"

Những nước bắt buộc tiêm vắc-xin phòng lao BCG có ít ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 hơn.

Những quốc gia bắt buộc tiêm vắc-xin phòng lao hiện có số ca nhiễm và ca tử vong do Covid-19 thấp hơn so với các quốc gia không có chính sách đó, tờ Fortune (Mỹ) ngày 2/4 dẫn một nghiên cứu mới cho hay.

Nghiên cứu sơ bộ được đăng trên medRxiv, một trang dành cho nghiên cứu y khoa, tìm thấy mối tương quan giữa các quốc gia bắt buộc tiêm vắc-xin phòng lao BCG và số ca mắc cũng như tử vong vì Covid-19 ít hơn.

Mặc dù chỉ là một mối tương quan, các bác sĩ lâm sàng tại ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành thử nghiệm liên quan đến việc cung cấp cho nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi vắc-xin phòng lao BCG để xem liệu nó có thực sự cung cấp một mức độ bảo vệ chống lại Covid-19 hay không.

Gonzalo Otazu, phó giáo sư tại Viện Công nghệ New York và là tác giả chính của nghiên cứu, bắt đầu nghiên cứu dựa trên phân tích này sau khi nhận thấy số ca bệnh thấp ở Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những nước xác nhận ca nhiễm đầu tiên sớm nhất bên ngoài Trung Quốc và họ không thực hiện biện pháp phong tỏa như rất nhiều quốc gia khác đã làm, nhưng số ca bệnh không bị bùng phát như nhiều quốc gia khác.

Otazu cho biết ông đã tìm hiểu về các nghiên cứu cho thấy vắc-xin phòng lao BCG cung cấp sự bảo vệ với không chỉ vi khuẩn lao mà còn các loại bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, nhóm của ông đã tổng hợp dữ liệu về những quốc gia có chính sách bắt buộc tiêm vắc-xin BCG và thời điểm áp dụng chính sách đó. Sau đó, họ so sánh số ca được xác nhận, tử vong vì Covid-19 và tìm ra mối tương quan mạnh mẽ trên.

Trong các quốc gia có thu nhập cao có số ca Covid-19 lớn, Mỹ và Italy khuyến nghị tiêm vắc-xin BCG nhưng chỉ dành cho những người có thể gặp rủi ro, trong khi Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Iran và Anh áp dụng chính sách tiêm vắc-xin BCG bắt buộc nhưng đã kết thúc chính sách này từ nhiều năm đến nhiều thập kỷ trước. Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu, có chính sách tiêm vắc-xin BCG bắt buộc nhưng nó không được tuân thủ tốt trước năm 1976.

Trong khi đó, các quốc gia bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi đã kiểm soát được căn bệnh này, có chính sách vắc-xin BCG bắt buộc toàn dân.

Dữ liệu về số ca nhiễm từ các nước thu nhập thấp được coi là không đủ tin cậy để đưa ra kết luận.

Trong bối cảnh đã có hơn một triệu ca nhiễm và hơn 59.000 ca tử vong, thế giới đang  vật lộn để kiểm soát Covid-19. Vắc xin cho bệnh này cũng phải ít nhất một năm nữa mới có. Đó là lý do tại sao việc xem xét liệu vắc-xin BCG có thể phòng chống Covid-19 hay không là hợp lý, Eleanor Fish, giáo sư tại khoa miễn dịch của Đại học Toronto cho biết.

Nghiên cứu của Otazu vẫn chưa được xem xét bởi các đồng nghiệp, một tiêu chí nghiêm ngặt cho các nghiên cứu khoa học.

Một trong những người đầu tiên tiến hành thử nghiệm hiệu quả của vắc-xin BCG đối với Covid-19 là Mihai Netea, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Radboud Universty ở Hà Lan. Nhóm của Netea đã cho 400 nhân viên y tế thử nghiệm, 200 người đã tiêm vắc-xin BCG và 200 người nhận được giả dược. Tuy nhiên, kết quả phải chờ ít nhất hai tháng.

Các thử nghiệm tương tự cũng diễn ra ở Australia, Đan Mạch, Đức, Anh và Mỹ.

Công trình kéo dài hàng thập kỷ của Netea cho thấy vắc-xin BCG làm nhạy cảm hệ thống miễn dịch theo cách mà bất cứ khi nào có mầm bệnh dựa trên chiến lược tấn công giống như vi khuẩn lao tấn công, hệ miễn dịch sẵn sàng phản ứng theo cách tốt hơn hệ miễn dịch của những người chưa được vắc-xin này.

Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin BCG được chứng minh là có hiệu quả, người dân cũng không được dự trữ.

Người dân không nên tích trữ hoặc cố gắng tiêm vắc-xin BCG như họ đã làm giấy vệ sinh, theo ông Otazu. Có một khả năng nhỏ là vắc-xin BCG có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus corona, nhưng các nhà khoa học sẽ không biết được khả năng đó có chính xác hay không cho đến sau các thử nghiệm lâm sàng kết thúc.

Ngoài ra, vắc-xin BCG không nên là công cụ duy nhất để chống lại Covid-19.

“Không có quốc gia nào trên thế giới kiểm soát được căn bệnh này chỉ vì người dân đã được tiêm vắc-xin phòng lao BCG”. ông Otazu nói. Giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly các trường hợp nhiễm bệnh sẽ cần phải được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

(Vnreview.vn)

Khang Nguyễn Land - Sàn Giao Dịch Bất Động Sản Tận Tâm Nhất Đà Nẵng

   •  Hotline: 0905 7979 37

   •  Website: https://khangnguyenland.vn

   •  Fanpage: Khang Nguyễn Land

   •  Address: 165 Tố Hữu, Đà Nẵng

  • CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI:

KÝ GỬI TẠI ĐÂY
HIỆU QUẢ THẤY NGAY

CHÚNG TÔI SẴN SÀNG
NHẬN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN CỦA BẠN.

Vui lòng cho chúng tôi biết thông tin của bạn

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN KHANG NGUYỄN

NGÀY DỰ ÁN KHU DT HƯỚNG GIÁ SỔ ĐỎ XEM
13/09 NHX B2.140 7X 100m2 TB 3 tỷ 980 Chi tiết>
12/09 NHX B2.89 XX 110m2 ĐN 3 tỷ 450 Chi tiết>
11/09 NHX B2.82 8X 110m2 T 3 tỷ 130 Chi tiết>
10/09 NHX B2.40 XX 105m2 TB 3 tỷ 850 Chi tiết>
09/09 NHX B2.142 3X-3X 200m2 TB 8 tỷ 800 Chi tiết>
08/09 NHX B2.52 5X 105m2 ĐN 3 tỷ 400 Chi tiết>
07/09 NHX B2.37 2X 105m2 TB 3 tỷ 400 Chi tiết>
06/09 NHX B2.55 xx 105m2 ĐN 3 tỷ 400 Chi tiết>
05/09 NHX B2.95 2 105m2 TB 4 tỷ 200 Chi tiết>

Tin liên quan

Trang Chủ

Sàn KNL

Ký Gửi

Gọi Ngay